Trung tâm Công tác xã hội - giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnhhttps://trungtamcongtacxahoi.hatinh.vn/uploads/logo-trung-tam.jpg
Thứ hai - 22/03/2021 04:461.3820
Chương trình mây tre đan được thiết kế để đào tạo cho người khuyết tật nhằm trang bị kiến thức về nghề mây tre đan như: kỹ năng chẻ mây, kỹ năng đan, xâu, sử dụng thành thạo các loại thiết bị dụng cụ như dao, kéo, máy chẻ…. có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và quy định tại nơi làm việc, nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh - xã hội.
CHƯƠNG TRÌNH MÂY TRE ĐAN
Tên nghề: Mây tre đan. Đối tượng tuyển sinh: Là người khuyết tật. Số lượng môn học đào tạo: 05 môn Văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO - Kiến thức: + Nắm được các quy định về an toàn, bảo hộ lao động. + Biết cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị để làm sản phẩm trong nghề mây tre đan. + Biết pha chế nguyên liệu trong các sản phẩm mây tre đan. + Hiểu được quy trình đan các loại sản phẩm mây tre đan. + Biết cách đan cơ bản một số sản phẩm mây tre đan. + Trình bày được cách phối màu và phương pháp bảo quản sản phẩm. - Kỹ năng: + Đảm bảo an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong nghề mây tre đan. + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị; thực hiện đúng quy trình, các thao tác kỹ thuật của nghề. + Lựa chọn đúng nguyên liệu thích hợp cho mỗi sản phẩm. + Pha chế được nguyên liệu và màu trong quá trình đan các sản phẩm về độ khô, độ dẻo, thẩm mỹ ... + Thực hiện các kỹ năng đan cơ bản như: đan lóng mốt, đan lóng hai, đan lóng ba ... Đan các kiểu hoa văn, ghép các họa tiết, phương pháp phối màu để tạo thẩm mỹ cho sản phẩm. + Thực hiện được quy trình phương pháp bảo quản sản phẩm. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình. 2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC 2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học: - Thời gian đào tạo: 6 tháng - Thời gian học tập: 750 giờ - Thời gian thực học: 724 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: Ôn kiểm tra 26 giờ 2.2. Phân bổ thời gian thực học: + Thời gian học : 724 giờ + Thời gian học lý thuyết: 147 giờ + Thời gian học thực hành: 577 giờ 3. DANH MỤC MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐÀO TẠO NGHỀ. 3.1. Danh mục các môn học đào tạo, thời gian và phân bố thời gian từng môn học đào tạo.
Mã MĐ/TC
Tên mô đun, tín chỉ
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
MĐ01
Nguyên liệu và thiết bị, dụng cụ trong nghề mây tre đan.
120
33
82
MĐ02
Chế biến nguyên liệu mây tre đan
90
18
68
MĐ03
Kỹ thuật đan
240
42
191
MĐ04
Đan một số sản phẩm mây tre đan
180
30
145
MĐ05
Tạo màu và bảo quản
120
24
91
Tổng cộng
750
147
577
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học đào tạo nghề: Môn 1: Nguyên liệu và thiết bị, dụng cụ trong nghề mây tre đan. - Thời gian môn học: 120 giờ - Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
STT
Tên các bài trong mô đun, tín chỉ
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Chương I
Nguyên liệu
Bài 1
Nguyên liệu họ mây
18
6
12
Bài 2
Nguyên liệu họ tre
19
6
12
Chương II
Thiết bị dụng cụ
Bài 1
Giới thiệu khái quát về dụng cụ thiết bị
5
5
Bài 2
Các loại dụng cụ chuyên dùng
12
3
9
Bài 3
Máy chẻ nguyên liệu
24
6
18
Bài 4
Bàn kéo nguyên liệu
24
4
19
Bài 5
Bàn tuốt
15
3
12
Kiểm tra, thi kết thúc mô đun, tín chỉ
3
Tổng cộng
120
33
82
Mô Đun 2: CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU MÂY TRE ĐAN - Thời gian môn học: 80 giờ - Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên các bài trong mô đun, tín chỉ
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Bài 1
Xử lý cho nguyên liệu trước khi chế biến
31
6
24
Bai 2
Chế biến nguyên liệu dòng họ mây
30
6
23
Bài 3
Chế biến nguyên liệu dòng họ tre
27
6
21
Kiểm tra, thi kết thúc mô đun
2
Tổng cộng
90
18
68
Mô Đun 3: KỸ THUẬT ĐAN - Thời gian môn học: 224 giờ - Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên các bài trong mô đun, tín chỉ
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Chương I
Các lối đan cơ bản
Bài 1
Đan lóng mốt
30
6
24
Bài 2
Đan lóng hai
31
6
24
Bài 3
Đan lóng ba
36
6
29
Chương II
Các lối đan phối hợp
Bài 1
Các lối đan nan tròn
29
5
24
Bài 2
Các lối đan nan dẹt
36
6
29
Chương III
Chương 3: Tết hoa
Bài 1
Tết các loại hoa đơn giản
36
6
30
Bài 2
Tết các loại hoa phức tạp
39
7
31
Kiểm tra, thi kết thúc mô đun
3
Tổng cộng
240
42
191
Mô Đun 4: ĐAN MỘT SỐ SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN - Thời gian môn học: 198 giờ - Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên các bài trong mô đun, tín chỉ
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Bài 1
Đan rổ, rá
36
6
29
Bài 2
Bát tròn đan kín
36
6
30
Bài 3
Làm chụp đèn trang trí
36
6
29
Bài 4
Đan đĩa tre hình bầu dục
36
6
29
Bài 5
Đan đĩa đựng hoa quả
34
6
28
Kiểm tra, thi kết thúc mô đun, tín chỉ
2
Tổng cộng
180
30
145
Mô Đun 5: TẠO MÀU VÀ BẢO QUẢN - Thời gian môn học: 186 giờ - Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: