Giới thiệu chung

Cq
 
     1. Thông tin chung về đơn vị: 
     - Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnh là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 
     Trụ sở: Số 146 đường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; điện thoại: 02393.850201, 02393.853279; Fax: 0393.851868.
     Cổng thông tin điện tử: Trungtamcongtacxahoi.hatinh.vn.
     2. Cơ sở pháp lý thành lập Trung tâm:
     Trung tâm Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
     - Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật trẻ em;
     - Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
     - Nghị quyết số 98/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về củng cố, phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 -2025, tầm nhìn đến năm 2030;
     - Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 30/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc thành lập Trung tâm Công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em, tư vấn, giáo dục nghề nghiệp, phục hồi chức năng cho người khuyết tật Hà Tĩnh.
     3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Theo Quyết định số: 2106 /QĐ-SLĐTBXH ngày 04/03/2024 của Giám đốc Sở Lao động -TB&XH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm như sau:
     - Chức năng: Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Trung tâm), thực hiện chức năng huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tư vấn, trợ giúp các đối tượng thuộc nhóm xã hội có hoàn cảnh đặc biệt, cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng xã hội có nhu cầu, tổ chức truyền thông và xây dựng mạng lưới cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội; đào tạo nghề; liên kết đào tạo nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm, phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
     - Nhiệm vụ và quyền hạn:
(1). Xây dựng các chương trình, kế hoạch hằng năm và dài hạn tổ chức  huy động các nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước  tạo nguồn vốn cho Quỹ Bảo trợ trẻ em, để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.  
(2). Phối  hợp với các cấp, các ngành liên quan, các địa phương, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các hoạt động hỗ trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
(3). Tổ chức tuyên truyền các hoạt động củ Quỹ Bảo trợ trẻ em và công khai kết quả đóng góp của các nhà tài trợ.
(4). Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác Quỹ Bảo trợ trẻ em và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp theo quy định.
(5). Tiếp nhận thông tin hoặc yêu cầu của đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; đánh giá nhu cầu, phân loại và chuyển tuyến dịch vụ (chăm sóc, giải quyết trợ cấp xã hội, trợ giúp đối tượng trong các mô hình gia đình, cá nhân, nhận nuôi, nhà xã hội; chăm sóc ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn trong các loại hình cơ sở; hoặc hỗ trợ đối tượng tiếp cận dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ trợ giúp pháp lý hoặc kết nối thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội cho đối tượng…).
(6). Tư vấn, tham vấn để giải quyết sự căng thẳng về quan hệ tình cảm và trợ giúp các đối tượng xã hội tiếp cận các dịch vụ xã hội; tổ chức các cuộc tiếp xúc trao đổi để tìm ra khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn; trợ giúp về thức ăn, chỗ ở tạm thời; hỗ trợ khám chữa bệnh và học tập, trợ giúp học nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập; vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần.
(7). Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án, tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, các đối tượng xã hội, thúc đẩy cộng đồng phát triển.
(8). Thực hiện tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội. Vận hành tổng đài 1800577756 tư vấn, trợ giúp đối tượng có nhu cầu.
(9). Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về phát triển nghề công tác xã hội và cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành.
(10). Nghiên cứu, khảo sát; truyền thông - vận động chính sách; tư vấn khuyến nghị phát triển chính sách và xây dựng mạng lưới cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt.
(11). Xây dựng  và triển khai kế hoạch, chương trình dài hạn và hàng năm về dạy nghề, giáo dục chuyên biệt, giáo dục trẻ tự kỷ  phù hợp với đối tượng học nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
(12). Tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng tay nghề cho người khuyết tật; tổ chức kiểm tra cuối khóa để cấp chứng nhận, chứng chỉ nghề cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(13). Liên kết, quan hệ, hợp tác với các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nâng cao chất lượng dạy nghề, dạy văn hóa chuyên biệt, giáo dục trẻ tự kỷ.
(14). Tư vấn,giới thiệu việc cho người khuyết tật, hỗ trợ thành lập các tổ hợp, nhóm sản xuất phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo.
(15). Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
(16). Xây dựng các chương trình, đề án, mô hình  kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết, huy động nguồn lực để hỗ trợ, trợ giúp can thiệp cho các nhóm đối tượng xã hội: người khuyết tật, người cao tuổi, người nhiểm HIV, người  nghiện ma túy, tâm thần rối nhiễu, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới.
(17). Xây dựng và triển khai các mô hình Phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Trung tâm và cộng đồng.
(18). Thực hiện việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động tại Trung tâm; đảm bảo các chế độ chính sách đối với viên chức, người lao động tại Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
(19). Điều động, luân chuyển, nâng lương (theo phân cấp); thực hiện chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội; chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên thuộc thẩm quyền, phân cấp và quy định của pháp luật.
(20). Thực hiện các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
(21). Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm,  quy định chức năng nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn trực thuộc.
(22). Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đối với các nhiệm vụ được giao theo quy định đối với các cấp có thẩm quyền.
(23). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội giao hoặc ủy quyền.

     4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm:
     - Lãnh đạo Trung tâm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
     - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
          + Phòng Tổ chức - Hành chính;
          + Phòng Công tác xã hội;
          + Phòng Quản lý và huy động Quỹ Bảo trợ trẻ em;
          + Phòng Dạy nghề và giới thiệu việc làm.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay3,221
  • Tháng hiện tại56,707
  • Tổng lượt truy cập990,922
Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc
Cổng TTĐT Sở LĐTBXH Hà Tĩnh
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Cổng TTĐT Bộ Lao động -TB&XH
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Dịch vụ công trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây