Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc, nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra vai trò trong chế độ ăn uống giúp hạ men gan một cách tự nhiên.
Cháo yến mạch với hạt chia
Yến mạch giàu beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan có khả năng giảm cholesterol và cải thiện chức năng gan. Hạt chia chứa nhiều omega-3 thực vật và chất chống viêm.
Chế độ ăn giàu beta-glucan giúp giảm đáng kể chỉ số ALT và GGT ở người có gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) sau 8 tuần.
Việc ăn yến mạch mỗi ngày còn giúp cải thiện đề kháng insulin, nguyên nhân chính gây tổn thương gan ở người thừa cân.
Cá hồi áp chảo sốt nghệ
Công dụng: Cá hồi giàu omega-3 giúp kháng viêm, giảm tích tụ mỡ tại gan. Nghệ chứa curcumin, hoạt chất nổi tiếng có khả năng ức chế tổn thương tế bào gan.
Bổ sung omega-3 từ cá hồi hoặc dầu cá giúp giảm 20-30% men gan ALT ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Curcumin từ nghệ có thể cải thiện rõ rệt cấu trúc gan và giảm viêm sau 12 tuần sử dụng.
Rau luộc chấm muối mè
Rau xanh (như cải bó xôi, rau muống, cải thìa) chứa chlorophyll, chất xơ và folate, hỗ trợ quá trình thải độc tại gan. Muối mè cung cấp selen và vitamin E, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi stress ôxy hóa.
Tăng lượng rau lá xanh trong chế độ ăn để cải thiện chức năng gan, đặc biệt với người có men gan cao. Chế độ ăn giàu rau xanh giúp hạ AST và GGT hiệu quả sau 6 tuần.
Nước đậu xanh rang
Đậu xanh chứa nhiều flavonoid, isoflavone và chất xơ, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc độc tố và hỗ trợ giảm men gan trong điều kiện nóng trong hoặc sau uống rượu.
Sử dụng nước đậu xanh rang ấm mỗi ngày có thể giảm 15-20% men gan sau 4 tuần ở người có tiền sử uống rượu hoặc ăn thực phẩm dầu mỡ nhiều.
Canh atiso hầm giò heo hoặc hạt sen
Atiso chứa cynarin, chất đã được chứng minh có khả năng kích thích tiết mật, hỗ trợ chức năng gan và tái tạo tế bào gan bị tổn thương. Khi hầm cùng hạt sen hoặc giò heo, món ăn còn giúp tăng chất đạm và khoáng chất, có lợi cho người có men gan cao, suy nhược.
Theo nghiên cứu lâm sàng từ European Journal of Nutrition, sử dụng chiết xuất atiso trong bữa ăn có thể giảm men gan ALT và GGT tới 30% ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ sau 8 tuần.
Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn hỗ trợ hạ men gan
Hạn chế tuyệt đối rượu bia, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn nhiều natri.
Tăng cường uống nước, ăn thực phẩm tươi, ít đường, nhiều chất chống ôxy hóa.
Ăn đúng bữa, không bỏ bữa sáng để tránh rối loạn chuyển hóa.
Kết hợp vận động nhẹ (đi bộ, yoga, đạp xe) 30 phút/ngày để hỗ trợ chuyển hóa gan.
Nguồn tin: laodong.vn: