Tạo động lực phát triển nhanh và bền vững cho nền kinh tế

Thứ ba - 29/10/2024 20:34 11 0

(Baohatinh.vn) - Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh điều hành phiên thảo luận tổ 16 gồm ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.

Chiều 29/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.

bqbht_br_241029xv8tinthaoluantoluatdtcluatsua7luat1a.jpg
Phiên thảo luận tổ 16 gồm ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Cà Mau, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.

Tăng cường phân cấp, tăng chủ động trong đầu tư công

Thảo luận về Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết của việc sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư công và khắc phục các vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Đầu tư công 2019. Qua gần 5 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực, luật vẫn còn một số hạn chế.

bqbht_br_241029xv8tinthaoluantoluatdtcluatsua7luat2.jpg
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh góp ý các luật lĩnh vực tài chính - ngân sách.

Các đại biểu đồng tình cao việc tách công tác bồi thường, tái định cư thành dự án độc lập nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đồng thời, đề xuất tăng cường phân cấp cho địa phương trong quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm B, C, giữ quyền kiểm soát của HĐND đối với dự án nhóm A nhằm nâng cao tính chủ động của địa phương.

Về chính sách tín dụng ưu đãi, đại biểu ủng hộ việc tăng nguồn lực từ ngân sách địa phương, tạo điều kiện phát triển bền vững. Dự thảo cũng đề xuất cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên để chuẩn bị đầu tư, nhưng cần quy định chặt chẽ nhằm tránh lạm dụng.

Các đại biểu nhấn mạnh tính đồng bộ với Luật Quản lý nợ công trong quy định về vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, đảm bảo hiệu quả trong quản lý nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới​

“1 luật sửa 7 luật” khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển

Tại buổi thảo luận tổ, các đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm nhất trí cao về việc thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia (7 luật) nhằm tháo gỡ các "nút thắt" của nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thực tế, các quy định pháp luật hiện hành đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ, hỗ trợ quản lý tài chính và tài sản công hiệu quả, nhưng thực tiễn triển khai lại phát sinh nhiều khó khăn, bất cập đòi hỏi điều chỉnh kịp thời. Dự án luật sửa 7 luật sẽ được thông qua theo quy trình rút gọn, giúp cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông nguồn lực và thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

bqbht_br_241029xv8tinthaoluantoluatdtcluatsua7luat4.jpg
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia tham gia thảo luận.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc phân cấp, phân quyền trong xây dựng cơ chế và quy định pháp luật, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực phát triển.

Các đại biểu thống nhất cao với cơ chế cho phép các địa phương sử dụng vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn; hỗ trợ địa phương khác cho các dự án, công trình trọng điểm, liên kết vùng, liên kết quốc gia, liên kết quốc tế, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ quan trọng khác và chi viện trợ. Đề nghị quy định rõ nội dung chi ngân sách Nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và thường xuyên cũng như chi đầu tư phát triển.

Tránh tạo kẽ hở dẫn đến tham nhũng, tiêu cực

Các ĐBQH đoàn Hà Tĩnh đề nghị việc sửa đổi phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chắp vá, thiếu ổn định trong hệ thống pháp luật; đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện, nhất là những vấn đề tác động trực tiếp đến quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và Ngân sách nhà nước, tránh tạo kẽ hở dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh đề nghị quy định rõ ràng, chặt chẽ, tránh thất thoát nguồn ngân sách Nhà nước, tài sản công; cần có chế tài xử lý nghiêm đối với những hành vi thao túng thị trường chứng khoán; kêu gọi, chào bán trái phiếu tới người dân nhưng không đúng quy định làm ảnh hưởng lớn tới hệ thống ngân hàng.

bqbht_br_241029xv8tinthaoluantoluatdtcluatsua7luat6.jpg
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu thảo luận.

Các đại biểu đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước cần bổ sung quy định quản lý, sử dụng nguồn tăng thu tiết kiệm chi trong thực hiện các nhiệm vụ cấp bách quan trọng của địa phương; quy định thống nhất thẩm quyền ban hành các chính sách đặc thù. Bổ sung quy định thẩm quyền của HĐND và của thường trực HĐND các cấp trong các trường hợp cụ thể điều chỉnh dự toán ngân sách; phân cấp nguồn tăng thu phát sinh từ dự án mới; mở rộng thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh thay đổi tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách đối với các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.

Nguồn tin: Theo Báo Hà Tĩnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay2,627
  • Tháng hiện tại22,678
  • Tổng lượt truy cập1,094,969
Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc
Cổng TTĐT Sở LĐTBXH Hà Tĩnh
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Cổng TTĐT Bộ Lao động -TB&XH
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Dịch vụ công trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây