Thực hiện Công văn số 2752/UBND-VX3 ngày 06/5/2025 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, và Công văn số 1305/SYT-CCDS ngày 26/4/2025 của Sở Y tế Hà Tĩnh về việc tăng cường phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em. Thời gian qua, Trung tâm Công tác xã hội – Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức chuỗi hoạt động truyền thông về phòng chống xâm hại, bạo lực học đường và phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em đã được triển khai hiệu quả tại 3 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên và Thạch Hà.

Tiết mục văn nghề chào mừng chương trình truyền thông tại trường Tiểu học Kỳ Giang
Nhằm chung tay trong công bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trẻ em về kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong mùa nghỉ hè sắp đến.
Chương trình được tổ chức với mục tiêu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, chương trình còn tập trung hướng dẫn đội ngũ giáo viên, phụ huynh nhận biết và xử lý kịp thời các tình huống xâm hại, bạo lực và tai nạn thường gặp đối với trẻ em.
Thông qua hơn 12 buổi truyền thông tại các trường học, chương trình đã tiếp cận trực tiếp hơn 5.000 lượt học sinh, giáo viên và phụ huynh. Các nội dung truyền thông được xây dựng gần gũi, dễ hiểu, lồng ghép tình huống thực tế và trò chơi tương tác nhằm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả tiếp thu.
Tại điểm trường Tiểu học Yên Hòa (huyện Cẩm Xuyên), học sinh được hướng dẫn cách ứng phó khi gặp tình huống đuối nước, kỹ năng kêu cứu đúng cách và sơ cấp cứu ban đầu. Em Nguyễn Gia Huy - Học sinh lớp 5 chia sẻ: “Trước đây em chưa từng nghĩ mình có thể bị tai nạn khi đi chơi gần ao hồ. Sau buổi truyền thông, em đã biết cách giữ an toàn và sẽ nhắc nhở các bạn cùng thực hiện”.
Tại huyện Thạch Hà, các buổi truyền thông tập trung vào kỹ năng phòng tránh xâm hại học đường, nhận biết hành vi bất thường và các bước cần làm khi gặp nguy hiểm. Thầy giáo Thái Văn Chiến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ích Hậu cho biết:
“Chương trình lần này thiết thực và phù hợp với học sinh tiểu học. Các con được trang bị kiến thức theo cách gần gũi, dễ nhớ. Chúng tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều hoạt động như vậy để bảo vệ trẻ em một cách toàn diện.”
Không chỉ trong trường học, chương trình còn nhận được sự phối hợp tích cực từ chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể. Ông Đinh Công Đệ - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh) chia sẻ:
“Chúng tôi đánh giá cao chuỗi hoạt động này. Đây là cách làm chủ động, mang tính phòng ngừa cao, giúp mọi người hiểu rằng bảo vệ trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà của cả cộng đồng.”
Chương trình truyền thông có ý nghĩa thiết thực và lâu dài trong việc xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em. Không chỉ góp phần trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình trước nguy cơ xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích và đuối nước, chương trình còn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ. Đây không chỉ là hoạt động tuyên truyền đơn lẻ mà là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy văn hóa phòng ngừa rủi ro, giúp trẻ em được sống trong sự quan tâm, đồng hành và yêu thương từ cộng đồng.

Chương trình truyền thông có sự tham gia đông đảo của các cấp, ban ngành địa phương
Ngoài ra, các địa phương cũng chủ động rà soát các điểm nguy cơ mất an toàn cho trẻ em như sông, hồ, ao, công trình xây dựng,… để có biện pháp cảnh báo, rào chắn và quản lý phù hợp, nhất là trong thời điểm học sinh sắp bước vào kỳ nghỉ hè. Chuỗi hoạt động đã để lại dấu ấn tích cực và tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Tuy đã khép lại về mặt hình thức nhưng thông điệp mà chương trình mang lại sẽ tiếp tục được duy trì thông qua các hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục, y tế và các tổ chức đoàn thể.

Học sinh được tiếp cận với tờ rơi tuyên truyền phòng chống xâm hại, bạo lực cũng như tổng đài tiếp nhận hỗ trợ đối tượng 1800577756
Kết thúc chuỗi truyền thông dành cho trẻ em trên địa bàn các huyện, chúng tôi nhận thấy rằng: Công tác bảo vệ trẻ em không chỉ cần sự vào cuộc của các cấp các ngành, chính quyền địa phương mà còn có sự phối hợp của gia đình và cộng đồng. Mỗi hành động hôm nay
Một số hình ảnh chương trình truyền thông tại một số điểm trường

Giảng viên trung tâm truyền đạt nội dung phòng chống tai nạn thương tích
Mặc dù thời tiết khá nắng nhưng các em học sinh trường tiểu học Thiên Cầm vẫn tập trung lắng nghe, tương tác với các chuyên đề
Giảng viên giới thiệu về các đầu số trợ giúp trẻ em như Tổng đài quốc gia về
bảo vệ trẻ em 111 và tổng đài trợ giúp đối tượng của tỉnh Hà Tĩnh 1800577756
Thực hiện: Đình Tứ - Phòng Công tác xã hội