Truy tặng Huân chương Độc lập cho các vị tiền bối cách mạng ở Lộc Hà

Chủ nhật - 20/10/2024 06:56 44 0

(Baohatinh.vn) - Với những cống hiến cho phong trào cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, 8 vị tiền bối quê xã Tân Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Sáng 20/10, tại xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà tổ chức lễ truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho các đồng chí Trần Cốc, Mai Hòe, Mai Thát, Lê Thị Thanh, Bùi Thính, Nguyễn Thị Duyến, Bùi Thị Tín, Nguyễn Tần.

a2-7146.jpg
Lãnh đạo huyện Lộc Hà trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho thân nhân gia đình các vị tiền bối cách mạng.

Theo Quyết định số 104/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc truy tặng Huân chương Độc lập, các vị tiền bối cách mạng được truy tặng danh hiệu cao quý dịp này đều là những người đã tham gia cách mạng từ năm 1935 trở về trước. Đây là những cán bộ, Nhân dân có đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong đó, ngoài các đồng chí Trần Cốc, Nguyễn Tần, Lê Thị Thanh, 5 người còn lại đều trong gia đình cụ Mai Hòe, gồm: Mai Thát (con trai cụ Mai Hòe), Bùi Thị Tín (con dâu), Nguyễn Thị Duyến (con dâu), Bùi Thính (cháu ngoại).

Cụ Mai Hòe (1864-1952) có tên khai sinh là Mai Phồ, bí danh là Quyền Vinh. Nguyên quán làng Đỉnh Lữ, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc (nay là thôn Tân Thượng, xã Tân Lộc, Lộc Hà).

154d5234603t85609l0-9330.jpg
Chân dung cụ Mai Hòe, một trong 8 vị tiền bối cách mạng được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba đợt này.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước, cụ từng tham gia phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đề xướng. Khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời (3/2/1930), cụ Mai Hòe thường xuyên liên lạc, tiếp xúc với cán bộ cách mạng, không quản gian nguy, khó khăn, giúp đỡ tổ chức về mọi mặt. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), Đỉnh Lữ là một trong những chi bộ được thành lập đầu tiên trong toàn tỉnh Hà Tĩnh. Nhà riêng cụ Mai Hòe đã trở thành địa điểm in ấn truyền đơn, nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Trong quá trình hoạt động, dù nhiều lần bị địch bắt giam, tù đày nhưng cụ Mai Hòe vẫn kiên trung. Đặc biệt, gia đình cụ Mai Hòe có 13 người gồm 10 người con (7 con đẻ, 2 con dâu, 1 con rể) cùng 3 người cháu đều tham gia hoạt động cách mạng. 7 người bị địch bắt tù đày và tra tấn dã man; có người bị địch bắt đến 3 lần như các đồng chí: Mai Cát, Mai Đỉnh, Mai Trác. Trong đó, liệt sỹ Mai Trác bị địch bắt tra tấn, đã hy sinh tại nơi giam giữ ở Can Lộc...

Năm 2021, Nhà lưu niệm Mai Hoè đã được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Nguồn tin: Theo Báo Hà Tĩnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay17,994
  • Tháng hiện tại207,772
  • Tổng lượt truy cập1,979,124
Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc
Cổng TTĐT Sở LĐTBXH Hà Tĩnh
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Cổng TTĐT Bộ Lao động -TB&XH
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Dịch vụ công trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây